Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa mang bản

chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù. Nghiên cứu đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chính là sự tiếp cận lịch

sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo tính tương ứng của quan niệm

khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể, với một chủ thể xác định. Đây là quá

trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn

với chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những

sản phẩm, những hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Theo luận án, với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên

một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó

thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín

ngưỡng của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào trực tiếp đề cập đến. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Chương 2 ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 2.1.1. Khái niệm đời sống tinh thần Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Việc xác định nội dung khái niệm đời sống tinh thần 8 phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà có cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau, do đó có những quan niệm khác nhau về khái niệm đời sống tinh thần. Để làm rõ vấn đề này luận án đã phân tích và làm rõ quan niệm đời sống tinh thần và xem xét nó trong mối quan hệ với các khái niệm ý thức xã hội và văn hóa tinh thần. Theo luận án, “đời sống tinh thần” có thể hiểu là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa. Ý thức xã hội và văn hóa tinh thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội. Trên cơ sở đó có thể hiểu đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành được biểu hiện trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần. Theo hướng nghiên cứu trên, đời sống tinh thần là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, được xem xét trong mối tương quan với đời sống vật chất của xã hội.“Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định” 2.1.2. Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù. Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo tính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể, với một chủ thể xác định. Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo luận án, với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín ngưỡng của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên. 9 2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Luận án đã lựa chọn, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: điều kiện địa lý, tự nhiên; các yếu tố kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; quá trình giao lưu, mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa; tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có ảnh hưởng của đạo Tin lành. 2.2. ĐẠO TIN LÀNH Ở TÂY NGUYÊN 2.2.1. Khái quát về đạo Tin lành Đạo Tin lành là một tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo trong phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu từ thế kỷ XVI. Nhìn chung, đạo Tin lành vẫn giữ những nội dung cơ bản như đạo Công giáo, nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo lại rất đơn giản, đề cao vai trò cá nhân; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, thể hiện tinh thần dân chủ thích nghi với hoàn cảnh xã hội đương thời. - Về giáo lý: Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh Thánh, xem đó là chuẩn mực cơ bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. - Về luật lệ, lễ nghi: Đạo Tin lành mặc dù được xây dựng trên cơ sở của đạo Công giáo nhưng so với Công giáo thì luật lệ, lễ nghi và cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ như đạo Công giáo. - Về tổ chức: Đạo Tin lành không có Giáo hội thống nhất chung cho toàn đạo, mà theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái. Mỗi hệ phái lại có nhiều giáo hội độc lập. 2.2.2. Thực trạng đạo Tin lành ở Tây Nguyên Ở Việt Nam, so với Phật giáo, Công giáo thì đạo Tin lành du nhập muộn hơn. Tin lành được truyền bá vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do Hội Truyền giáo phúc âm Liên hiệp Tin lành Mỹ – CMA (The Christian and Missionary Alliance) truyền vào. Xuất phát từ vị trí địa chính trị đặc biệt của khu vực Tây Nguyên, nên ngay từ cuối những năm 20 (của thế kỷ XX), Hội truyền giáo CMA đã tìm cách truyền đạo Tin lành vào Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 1954 đến năm1975, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi cho việc phát triển đạo Tin lành, đặc biệt khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 10 Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, đạo Tin lành ít ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, đến nửa cuối những năm 80, đạo Tin lành ở Tây Nguyên đã hoạt động trở lại, không chỉ phát triển về số lượng mà còn lan rộng ra toàn vùng. Theo tổng hợp số liệu của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến giữa năm 2012, ở Tây Nguyên có 410.874 tín đồ, sinh hoạt ở 30 nhóm, hệ phái. Trong đó người dân tộc thiểu số là 387.140 tín đồ chiếm khoảng 95%. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn là nơi di cư của một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào, với khoảng 30.000 người. Như vậy, sau năm 1975, mặc dù chính quyền các tỉnh Tây Nguyên chưa có chủ trương cho đạo Tin lành hoạt động nhưng ở khu vực Tây Nguyên đạo Tin lành vẫn phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ giữa nhưng năm 80 đến nay, tín đồ Tin lành có mặt ở hầu hết các dân tộc thiểu số tại chỗ và tiếp tục tăng nhanh ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Là một tôn giáo cải cách nên đạo Tin lành đã và đang thích nghi, hoà nhập với môi trường của xã hội cũng như tâm lý, của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Xét về mặt nào đó đã có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và trở thành nền tảng tinh thần ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cùng với sự phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên, các thế lực phản động đã và đang lợi dụng đạo Tin lành để nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta nói chung, sự ổn định ở Tây Nguyên nói riêng. Các hệ phái Tin lành gia tăng hoạt động truyền đạo trong vùng dân tộc thiểu số, vùng di cư tự do, dùng vật chất mua chuộc, tranh giành tín đồ, phát triển hệ phái; lợi dụng những khó khăn, sơ hở, thiếu sót của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, liên quan đến đất đai, nơi thờ tự... để thổi phồng, xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo; Ksor Kơk và Tổ chức người Thượng luôn tìm những thủ đoạn nhằm lôi kéo, tập hợp những người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên theo đạo Tin lành thành một tôn giáo riêng của người dân tộc thiểu số để làm "quốc giáo" cho cái gọi là "Nhà nước cộng hoà Đêga” tự lập ở Mỹ, nhằm tách bộ phận tín đồ là người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên ra khỏi Hội thánh Tin lành Việt Nam. Chúng còn thông qua các hoạt động như du lịch, từ thiện, thông qua một số đài tự do như “Nguồn sống”, “An Bình”, “Chân lý Á châu” để giảng Kinh thánh bằng tiếng dân tộc; gửi tiền động viên một số đối tượng tham gia Fulrô để móc nối, tuyên truyền phát triển Tin lành nhằm lôi kéo lực lượng tham gia “Tin lành Đêga”. Thông qua “Tin lành Đêga” để tập hợp lực lượng, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội ở các buôn làng. Trong 2 cuộc biểu tình bạo loạn (tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004) chúng đã kích động, lôi kéo trên 20.000 người dân tộc thiểu số tham gia, trong đó 11 phần lớn là người theo đạo Tin lành. Tuy các tỉnh đã tập trung đấu tranh xoá bỏ, nhưng chúng vẫn lén lút kích động đồng bào tham gia “Tin lành Đêga”, đòi tư cách pháp nhân. Để tránh sự phát hiện, “Tin lành Đêga” chỉ đọc kinh cầu nguyện tại gia hoặc nhóm họp nhỏ lẻ ở một vài gia đình. Khi có sự lôi kéo của số Fulrô ngoài rừng, chúng sẽ tham gia hoạt động nuôi dấu tiếp tế và nhận nhiệm vụ đi tuyên truyền vận động quần chúng biểu tình bạo loạn phục hồi “Tin lành Đêga”. Hơn nữa, vì bản chất vấn đề là mượn danh nghĩa tôn giáo để hoạt động chính trị nên việc phân biệt “Tin lành Đêga” với đạo Tin lành thuần tuý là một vấn đề phức tạp, nhiều khi còn vượt tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Để bảo đảm nhu cầu tự do tín ngưỡng của nhân dân, chống lại sự lợi dụng của các thế lực thù địch đối với đạo Tin lành, Bộ Chính trị (khóa VIII) có Thông báo 255- TB/TW về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Đặc biệt từ khi có Thông báo số 160-TB/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 11 năm 2004 và Chỉ thị 01 ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, thì công tác đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên đã “bình thường hóa” và quản lý bằng pháp luật hầu hết các sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành. Đến tháng 4 năm 2012, các tỉnh Tây Nguyên đã công nhận 196 chi hội; giải quyết đăng ký sinh hoạt 948/1256 điểm nhóm. Từ năm 2001 đến năm 2011 đã xóa bỏ 299 khung tổ chức “Tin lành Đêga” các cấp; giải tán hàng trăm điểm nhóm; tác động, giáo dục trên 25.000 đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ “Tin lành Đêga”. Tuy nhiên, Bên cạnh yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, đạo Tin lành đã trở thành vấn đề mang tính quần chúng, bởi vì nó gắn với lợi ích tinh thần của một bộ phận quần chúng do đó, đạo Tin lành có sức thu hút đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên trong quá khứ cũng như trong hiện tại gắn với vấn đề dân tộc, đó là điều mà các thế lực phản động vẫn lợi dụng vấn đề này nhằm gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ Kinh - Thượng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, các yếu tố chính trị lợi dụng tín ngưỡng của quần chúng vẫn tồn tại và tiếp tục đẩy mạnh trong hoạt động truyền đạo, hướng tới mục tiêu “tôn giáo hoá các dân tộc” của Tin lành. Do đó, đạo Tin lành ở Tây Nguyên tiếp tục là một trong những vấn đề chính trị - tôn giáo hết sức gay gắt và nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề an ninh quốc gia, đại đoàn kết dân tộc. 2.2.3. Một số đặc điểm của đạo Tin lành Thứ nhất, xét về phương diện tín ngưỡng tôn giáo thì đạo Tin lành ở Tây Nguyên là sản phẩm của Tin lành Mỹ, là kết quả tất yếu, phản ánh xu hướng và mục tiêu tôn giáo mà CMA đã đặt ra: “Đem đức tin đến những nơi chưa từng được nghe danh tiếng Giêsu”. Đây là quá trình hoạt động tôn giáo có tổ chức, có đường hướng, 12 bao gồm việc truyền bá tín ngưỡng, đào tạo, huấn luyện giáo sĩ, xây dựng cơ sở vật chất tôn giáo, phát triển tín đồ, xây dựng tổ chức hội thánh. Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm về phương diện tổ chức của đạo Tin lành, đó là các hệ phái Tin lành đều hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, độc lập ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Vì vậy, ở Tây Nguyên các hệ phái Tin lành độc lập với nhau cả về tổ chức, về hoạt động sinh hoạt, đào tạo các chức sắc. Các hệ phái không có sự chi phối ảnh hưởng đến nhau, thậm chí có lúc còn phát triển tranh giành tín đồ. Thứ ba, mặc dù đạo Tin lành có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng khi du nhập vào Tây Nguyên, ít nhiều đều đã được cách tân. Trong chừng mực nhất định đạo Tin lành đã hòa nhập, thích nghi, chịu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc tại chỗ, hay có thể nói nó đã có sự “tại chỗ hoá”. Điều đó cho thấy tính “cởi mở”, “linh hoạt” trong nội dung tư tưởng và phong cách tổ chức, phương thức hoạt động của đạo Tin lành. Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 3.1. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 3.1.1. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tư tưởng chính trị - Ảnh hưởng tích cực Với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng đã làm cho đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tự giác thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong Điều lệ và Hiến chương của Hội thánh Tin lành đều xác định tôn chỉ, mục đích và đường hướng hoạt động của mình là “Hoạt động theo Hiến Pháp và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục tín hữu lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng đất nước, bảo vệ hoà bình.” Đa số tín đồ theo đạo Tin lành đều làm nghĩa vụ người dân yêu nước. Nhiều mục sư tích cực tham gia cùng Mặt trận Tổ quốc và chính quyền động viên giáo dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương ái của đạo đức tôn giáo. 13 Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách, với cách thức hành đạo rất năng động, đề cao tinh thần dân chủ, vai trò cá nhân của tín đồ, khi ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã làm biến đổi nhanh chóng về nhận thức và hành động trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết xã hội, tạo điều kiện cho các tín đồ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, góp phần củng cố mối quan hệ cộng đồng, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Với những mặt tích cực của đạo Tin lành, có thể phát huy tác dụng như là một trong những động lực phát triển xã hội, khi mà đạo Tin lành vẫn còn là một nhu cầu tinh thần, tâm linh của một bộ phận nhân dân cả nước nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. - Ảnh hưởng tiêu cực Các thế lực thù địch đã lợi dụng đạo Tin lành tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận những thành quả cách mạng; kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo chống chính quyền. Từ đó đã làm cho một bộ phận đồng bào dân tộc hoang mang trước đời sống hiện thực, mất lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mất niềm tin vào chế độ. Một số phần tử phản động còn lợi dụng thông qua truyền đạo trái phép tuyên truyền tư tưởng cho rằng Đảng và Nhà nước ta phân biệt đối xử kỳ thị đối với đồng bào dân tộc thiểu số; kích động tâm lý hướng ngoại làm xói mòn lòng tin của quần chúng với Đảng, Nhà nước, tạo nên tư tưởng ghét người Kinh trong một bộ phận quần chúng dân tộc thiểu số; đòi thành lập Nhà nước của người Thượng, đuổi hết người Kinh đi nơi khác để lấy lại đất đai. Đạo Tin lành đã từng bước làm phá vỡ truyền thống cộng đồng, đoàn kết và hoà hợp, cuộc sống không gần gũi và thân thiện như trước. Một số mục sư, người cầm đầu lại tuyên truyền không đi bộ đội, không tham gia các hoạt động đoàn thể, chúng dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo, cưỡng ép, khống chế đồng bào, tạo nên áp lực với chính quyền. Ở một số nơi vai trò của già làng, trưởng thôn buôn, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể giảm dần trong những tín đồ theo đạo. Trong khi đó, vai trò, uy tín và ảnh hưởng của các chức sắc, các nhà truyền giáo ngày càng tăng lên trong vùng dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là những buôn làng theo đạo. Để thực hiện âm mưu thành lập “Nhà nước Đêga độc lập” ở Tây Nguyên, bọn phản động trong tổ chức của cái gọi là “Nhà nước Đê Ga tự trị” thực hiện mọi thủ đoạn lôi kéo, đe dọa, mua chuộc đồng bào, kích động đồng bào và dùng tôn giáo làm ngọn cờ tinh thần để tập hợp lực lượng. 3.1.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đạo đức, lối sống - Ảnh hưởng tích cực 14 Về phương diện nào đó, đạo đức và lối sống của Tin lành cũng có những điểm phù hợp với chuẩn mực xã hội của đồng bào dân tộc. Những quy định của đạo Tin lành điều chỉnh hành vi xã hội của người theo đạo, điều chỉnh các quan hệ của họ trong đời sống, trong gia đình, và cả trong quan hệ đạo đức. Vì vậy, những tín đồ theo đạo Tin lành họ sẽ sống tốt hơn, họ sẽ uốn nắn lối sống của mình đúng với giá trị, những quy định trong giáo lý của đạo Tin lành. Tin lành khuyên răn con người thực hành những điều tiến bộ như: hiếu kính với cha mẹ, không giết người, không được phạm tội tà dâm, không được trộm cắp, không làm chứng dối, không được ham muốn vợ hoặc chồng người khác, không được ham muốn của trái lẽ, không được nghiện ngập, hút chích, rượu chè, cờ bạc; ăn ở vệ sinh, ốm đau phải dùng thuốc; tiết kiệm, tận tuỵ với công việc, định hướng vào gia đình và xã hội, cởi mở và dân chủ, đề cao vai trò cá nhân trước cộng đồngmặc dù niềm tin của tín đồ vào Chúa là niềm tin vào một lực lượng hư ảo, nhưng niềm tin đó cũng có những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống hiện tại của tín đồ. Trong cuộc sống, tín đồ đã tự giác thực hiện các lời răn của Chúa, làm cho cuộc sống của gia đình hoà thuận hơn, các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với nhau hơn, góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện đạo đức cá nhân của các tín đồ. Có thể khẳng định rằng, mặc dù hiểu biết của các tín đồ về các điều răn còn chưa sâu sắc, chung chung nhưng đã định hướng, điều chỉnh hành vi của các tín đồ trong hoạt động hàng ngày. Sở dĩ có thực trạng đó là do, các điều răn của Đức Chúa Trời rất phù hợp với cách suy nghĩ, quan niệm sống, với tính cách của tín đồ người dân tộc thiểu số tại địa bàn. Dưới sự tác động của của nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang bị chuyển biến sâu sắc, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy, với những điều răn dạy thảo kính với cha mẹ; vợ chồng chung thủy; tránh xa cái ác trong giáo lý của đạo Tin lành đã có những tác động tích cực đến giáo dục đạo đức gia đình, tạo sự gắn kết giữa các thành viên góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Mặt khác, cũng góp phần làm cho xã hội tiến bộ về mặt đạo đức. Sự hiện diện của đạo Tin lành, cùng với những giáo lý, lễ nghi, luật lệ của nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày ở những vùng có đạo. Nó làm thay đổi một số quan niệm, tập tục, nếp sinh hoạt cũ vốn không còn phù hợp với đời sống văn minh. Chính Tin lành là tác nhân thúc đẩy đồng bào cởi bỏ những tập quán nặng nề và những hủ tục lạc hậu, do đó nó góp phần vào việc thực hiện nếp sống mới tiến bộ. 15 - Ảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, sự du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Tây Nguyên cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến đạo đức, lối sống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong chừng mực nào đó tư tưởng duy tâm có những tác động tiêu cực trong đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đạo Tin lành tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tư tưởng bảo thủ, lối sống thụ động; chấp nhận cuộc sống hiện tại dù là khổ đau để dồn mọi khả năng tốt đẹp của mình cho cuộc sống vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Tin lành đã từng bước làm phá vỡ truyền thống đoàn kết cộng đồng, cuộc sống không gần gũi thân thiện như trước. Sự suy yếu về vai trò của luật tục, của già làng, trưởng tộc; làm thay đổi khá nhiều đến các hình thức tổ chức, các quan hệ xã hội nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Khi đồng bào dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của những quan niệm Tin lành, lúc đó họ không phải là chủ thể sáng tạo nữa mà họ lại thụ động, phụ thuộc, đánh mất mình. Đây chính là một trong những hạn chế của đạo Tin lành khi ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 3.1.3. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với văn hóa truyền thống - Ảnh hưởng tích cực Khi gia nhập vào đạo Tin lành, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên năng động hơn trong cuộc sống, tiếp thu nhanh những tiến bộ xã hội, từ bỏ những quan niệm, lề thói cũ vốn kìm hãm cuộc sống của họ và thúc đẩy những nề nếp tiến bộ. Hơn nữa, đạo Tin lành còn đem đến cho đồng bào những giá trị nhất định của văn hóa Tây Âu, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc và phần nào cũng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Ảnh hưởng tiêu cực Đạo Tin lành đã làm cho hàng loạt những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc mất đi Sự xâm nhập của đạo Tin lành đã và đang làm đảo lộn trật tự xã hội truyền thống, tạo những xói mòn và thương tổn nặng nề đối với văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó làm biến đổi tư tưởng, tình cảm, tâm lý trong bộ phận đồng bào theo đạo và trật tự xã hội truyền thống do đó cũng bị đảo lộn. 3.1.4. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tín ngưỡng truyền thống Sự tác động của đạo Tin lành vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, bên cạnh những yếu tố hợp lý như: sự ảnh hưởng và làm thay đổi những 16 nghi thức nặng nề, phức tạp, rườm rà, tốn kém tiền của công sức, thời gian, nhiều nếp sống hủ tục còn khá nặng nề như chuyện “ma lai” là một loại mê tín dị đoan thì khi đạo Tin lành vào Tây Nguyên, với giáo lý, luật lệ, lễ nghi cũng đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến tín ngưỡng truyền thống, đời sống tâm linh và làm cho tín ngưỡng cổ truyền hàng ngàn đời nay bị suy giảm. Việc thờ cúng tổ tiên bị từ bỏ, nhiều lễ nghi, phong tục bị phai dần, thay vào đó là một số phong tục được tiếp thu từ đạo Tin lành, hoàn toàn xa lạ với truyền thống đạo lý của dân tộc. Do vậy, đạo Tin lành khi thâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã xảy ra sự va chạm giữa đạo Tin lành với các tập tục gia đình – xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 3.2.1. Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Thứ nhất, sự khó khăn về đời sống vật chất, sự thiếu thốn về đời sống tinh thần đã làm cho đạo Tin lành trở thành một chỗ dựa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ hai, sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng hoảng niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, nhất là trong tôn giáo, tín ngưỡng đã dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ ba, sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gắn liền với việc thực hiện âm mưu của các thế lực thù địch. Thứ tư, những giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành và sự tích cực truyền giáo của các giáo sĩ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ năm, sự hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. 3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian tới. Thứ nhất, hiện nay cũng như trong thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng nhằm chống 17 phá cách mạng Việt Nam. Do vậy, đạo Tin lành tiếp tục có những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ hai, trong thời gian tới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với những mặt trái của nó, đạo Tin lành sẽ còn phát triển và tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ ba, với sự thay đổi linh hoạt phương thức truyền giáo, đạo Tin lành sẽ tiếp tục còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY Một là, thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_anh_huong_cua_dao_tin_lanh_doi_voi_doi_song_tinh_than_cua_dong_bao_dan_toc_thieu_so_o_tay_nguyen.pdf
Tài liệu liên quan