Luận án Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . 4

MỞ ĐẦU . 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮ NG VẤ N ĐỀ CHUNG CỦA

NGHỆ THUÂṬ CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH. 20

1.1. Cơ sở lý luâṇ và một số khái niệm sử dụng trong luận án. 20

1.2. Khái lươc̣ về lịch sử Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách . 28

1.3. Khái quát về Giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp giai đoạn 2005-2015

của Hội Xuất bản Việt Nam. 48

Tiểu kết. 50

Chương 2: NHÂṆ DIÊṆ NGHỆ THUÂṬ CHỮ TRONG THIẾT KẾ

BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015. 52

2.1. Cấu trúc của Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 52

2.2. Cách điệu hình chữ của Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 67

2.3. Màu sắc của Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 71

2.4. Bố cục của Nghê ̣thuâṭ chữ và các thành phần khác trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 74

2.5. Đối sánh Nghê ̣thuâṭ chữ trên bìa sách Việt Nam giai đoaṇ 2005-2015

trong tương quan vớ i môṭ số ấn phẩm nướ c ngoài . 83

Tiểu kết. 89

Chương 3: NHỮ NG BÀN LUẬN RÚ T RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U. 91

3.1. Bàn luâṇ về vai trò của Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 91

3.2. Bàn luâṇ về vai trò của kỹ thuâṭ công nghê ̣đối vớ i Nghê ̣thuâṭ chữ

trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 . 95

3.3. Bàn luâṇ về các yếu tố xã hội ảnh hưở ng đến Nghê ̣thuâṭ chữ trong

thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015. 102

3.4. Nhận định về Nghê ̣thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015. 109

Tiểu kết. 121

KẾT LUẬN . 123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 129

PHỤ LỤC. 142

pdf243 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm bìa sách cần một chút đồ họa, một chút marketing để hiểu thị hiếu, văn hóa, tri thức, rồi am hiểu nghệ thuật, thẩm mỹ” [104]. Quan điểm này đã thể hiện đầy đủ những yếu tố cần phải có của một ấn phẩm trong thời kỳ mới. Ở các thiết kế trước đây, những vấn đề trên không được đặt ra do sự bao cấp của nền kinh tế Quốc doanh. Vì vậy các tập truyện thường là giống nhau hoàn toàn về kiểu thức bố cục, dáng chữ, không có hôp̣ và thiếu hẳn tính quảng bá, quảng cáo cho ấn phẩm như bộ Đông Chu liệt quốc (PL3.H.40a, tr.192). Hiện nay, với sức ép cạnh tranh của cơ chế thị trường, ngoài thẩm my ̃thì yếu tố thương maị phải được đề cao. Cái đẹp chỉ là môṭ mắt xích nằm trong chuỗi chiến lươc̣ kinh doanh nhằm tạo doanh thu tối đa cho ấn phẩm. Có nghiã sách phải đươc̣ coi như môṭ loaị hàng hóa đăc̣ biêṭ. Bộ truyện Sherlock Holmes gồm ba tập của Nxb Văn học (2013) (PL3, H.40b, tr.193) là một ví dụ hoàn hảo cho việc kết hợp những yếu tố nói trên. Ở đây NCS không đi vào chi tiết bìa từng tập mà muốn nói về tổng thể thiết kế, hộp đựng để thấy rõ sự khác biệt giữa các bộ truyện giai đoạn trước và sau năm 2005. Trong bộ truyện Sherlock Holmes hoạ si ̃đa ̃chủ động thiết kế các bìa khác nhau về màu sắc, hình ảnh minh họa nhưng vẫn nhất quán trong phong cách. Đặc biệt là bố trí gáy của ba cuốn truyện (lộ ra bên một mặt hộp để lấy sách). Với hình ảnh người đàn ông đội mũ săn đặc trưng kiểu Anh, miệng ngậm chiếc tẩu nhưng lại được chia ra in trên cả ba gáy bìa một lúc. Thiết kế gợi lên một ý tưởng về sự đầy đủ 83 và thống nhất. Nếu thiếu một trong ba tập thì hình ảnh sẽ không trọn vẹn vì vậy về tâm lý, người đọc sẽ có xu hướng sẽ mua trọn bộ cùng một lúc. Tổng thể bộ truyện Sherlock Holmes cho thấy sư ̣hệ thống trong thiết kế, marketing rất tốt về sản phẩm và có tính trưng bày cao. Điều mà giai đoaṇ trước 2005 thường không được chú ý đến nhiều. 2.5. Đối sánh Nghê ̣thuâṭ chữ trên bìa sách Viêṭ Nam giai đoạn 2005-2015 trong tương quan với môṭ số ấn phẩm nước ngoài Nghi ̣quyết hôị nghi ̣lần thứ 9 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Xây dưṇg và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đa ̃ dành hẳn muc̣ 5 để nói về Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa với những muc̣ tiêu cu ̣thể “nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới” [22]. Vì vâỵ tìm hiểu, so sánh tương quan giữa NTC trong thiết kế bìa sách Viêṭ Nam giai đoaṇ 2005-2015 với NTC trên ấn phẩm của nước ngoài là công viêc̣ cần thiết và phải đươc̣ tiến hành nghiêm túc. Kết quả nghiên cứu se ̃ giúp góp phần đánh giá đúng thưc̣ traṇg nhằm khắc phuc̣ những vấn đề còn haṇ chế, phát huy những ưu điểm đa ̃ đaṭ đươc̣, phần nào cu ̣thể hóa các muc̣ tiêu đa ̃nêu trong nghi ̣quyết. Để thưc̣ hiêṇ chính xác, khoa hoc̣, khách quan các tiêu chí đề ra, NCS dựa vào các quan điểm và nguyên tắc sau: Thứ nhất, tách riêng NTC trên bìa sách như là một đối tượng độc lập để nghiên cứu. Sau đó đăṭ vào lại trong tổng thể bố cục để có đánh giá chung. Thứ hai, chỉ lấy mẫu là những bìa sách có nguồn gốc từ hệ thống chữ Latinh. Thứ ba, ấn phẩm đươc̣ đối chiếu so sánh phải cùng quy trình thiết kế và công nghệ in. 84 Thứ tư, luôn đăṭ đối tượng trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể để có cái nhìn khách quan, khoa học và chính xác. Bởi tư duy thẩm mỹ nghệ thuật của bất cứ một dân tộc nào đều bị chế định bởi nền văn hóa của dân tộc đó. Vì vậy dù phản ánh cùng một hiện tượng, sự kiện nó vẫn tạo nên sự khác biệt trong cách nhìn nhận, cảm thụ nghệ thuật. Chính yếu tố này làm nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc và vùng lãnh thổ. Xuất phát từ các quan điểm, nguyên tắc trên nhằm làm sáng tỏ mục tiêu, vấn đề bàn luận. NCS lấy mẫu đối sánh là những ấn phẩm có cùng một nội dung được thiết kế bởi các họa sỹ Việt Nam và nước ngoài. Mâũ số 1: Tác phẩm Truyêṇ Kiều của Đại thi hào Nguyêñ Du. Với mẫu này, thiết kế của Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (2007), giải Vàng Sách đẹp (2008) se ̃đươc̣ sử duṇg để đối chiếu với các bìa sách nước ngoài (PL3, H.41d, tr.195). Trên bìa những cuốn Truyện Kiều do nước ngoài thiết kế (H.41a), (H.41b), (H.41c) các họa sỹ đa phần sử dụng mẫu chữ có sẵn sau đó chỉnh sửa lại. Chữ viết trên bìa hoàn toàn bằng tiếng Anh hoăc̣ kết hợp song ngữ. Trong đó tên tác giả và tên sách là tiếng Việt, các thông tin khác sử dụng tiếng Anh Nếu trên bìa sách nước ngoài yếu tố bố cục, sắp xếp vị trí của chữ trong tổng thể được coi trọng thì với bìa sách trong nước các bộ phận chữ được chỉnh sửa sắp đặt lại nhiều hơn về vị trí, độ to nhỏ, khoảng cách dòng... Nhìn chung có thể thấy sự khác biệt về hiểu biết cảm nhân văn hóa đa ̃ làm các phương án thiết kế được triển khai theo nhiều hướng. Ở ví dụ này, công bằng mà nhận xét thì thiết kế chữ nói riêng và bìa nói chung của Việt Nam trông nổi trội, phù hợp hơn với nội dung tác phẩm. Các thiết kế của nước ngoài dùng kiểu chữ và tỷ lệ chưa thích hợp. Dễ dãi khi sử dụng phông có sẵn hoặc chỉnh sửa thì trông còn thô, cứng không hợp với hình thức một tập thơ (PL3, H.41c, tr.194). Đa phần hình ảnh minh họa trừ (H.45c) còn thiếu đầu tư, chọn lọc. Hình thì quá 85 đen kiểu âm bản gây cảm giác nặng nề u ám. Hình thì dễ dãi lấy tranh Tố nữ (Hàng Trống) đưa vào không ăn nhập với nội dung bối cảnh. Mâũ số 2: Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Đây là một tác phẩm có nôi dung được giới chuyên môn, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao. Nó đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới về cuộc chiến. Trong đó thân phận con người bị nổi trôi trong khói lửa chiến tranh. Tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại 18 quốc gia trên thế giới. Để so sánh với các thiết kế của nước ngoài NCS choṇ bìa của Nxb Trẻ (2012), giải Bìa đep̣ năm 2013 (PL3, H.42d, tr.197). Xét về NTC, bốn bìa được chia làm hai phong cách khác hẳn nhau trong kiểu dáng. Các thiết kế tiếng Anh dùng chữ không chân. Bìa của Việt Nam và Ba Lan (42c) dùng chữ có chân. Cụm từ (OF WAR) bìa (H.42a) và (WAR) bìa (H.42b) có khoảng cách giữa các ký tự được kéo giãn. Riêng trường hợp bìa (H.42b) chữ WAR có tỷ lệ lớn gấp khoảng 3 lần so với các chữ trong tít sách. Trong tất cả các thiết kế, bìa của Viêṭ Nam tập trung nhiều vào việc xử lý khoảng cách giữa chữ và dòng hơn cả. Nếu nhìn tổng thể thì bìa (H.42b) gây ấn tượng nhất về màu sắc cũng như hình ảnh minh họa. Các trường hợp còn lại thì chỉ ở mức chấp nhận được. Vì sao bìa của Việt Nam có NTC được xử lý nhiều hơn về cấu trúc nhưng tổng thể lại không bằng bìa (42b) của nước ngoài? Xét về chuyên môn có thể thấy, bìa (42b) trội hơn nhờ cách chọn màu hợp lý cũng như tăng tỷ lệ của chữ WAR. Ngoài bố cục chặt chẽ, có điểm nhấn thì hình minh họa cũng đóng góp nhiều vào thành công của thiết kế. Việc sử dụng ảnh người lính trong trâṇ chiến đã gây liên tưởng mạnh mẽ tới ký ức thị giác của người xem về bối cảnh, thời gian xảy ra câu truyêṇ. Còn bìa sách Việt Nam với hình ảnh một thiếu nữ chung chung, không rõ đăc̣ điểm nên chẳng taọ đươc̣ hiêụ ứng nào. Mặc dù hoạ si ̃đã cố đưa thêm khẩu súng vào chữ T nhằm bổ sung, làm rõ nôị dung nhưng động tác này chỉ khiến bố cuc̣ thêm châṭ chôị và thiếu hiệu quả. Phải nói thêm về bìa tiếng Ba 86 lan (H.42c). Nếu nhìn góc sách phải phía trên, ta thấy cũng có hình ảnh giống hệt bìa tiếng Anh (H.42b). Nhưng vì tỷ lệ quá bé nên nó trở thành ảnh phụ so với cây cọc gỗ và các sợi dây thép gai ở dưới. Điều này làm thiết kế thiếu ấn tượng, đồng thời cũng minh chứng cho việc tỷ lệ to, nhỏ của chữ hay hình ảnh cũng góp phần quyết định vào sự thành công của bố cục chung. Mâũ số 3: Tác phẩm Bố già của tác giả Mario Puzo. Nếu hai mẫu trên là những tác phẩm có xuất xứ Việt Nam thì Bố Già là tiểu thuyết có nguồn gốc nước ngoài đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Do bị ràng buộc bởi điều kiện hợp đồng chia sẻ bản quyền nên bìa sách của đối tác được nhượng quyền phải giữ lại các yếu tố chính của thiết kế gốc. Để so sánh NCS choṇ bìa sách do Nxb Văn hoc̣ ấn hành năm 2014 (PL3, H.43c, tr.198) và 2015 (PL3, H.43d, tr.199). Trên các ấn phẩm tiếng Pháp (H.43b), tiếng Việt có thể thấy họa sỹ đã làm rất tốt việc tôn trọng, triển khai ý tưởng bản gốc trong một sáng tạo mới. Điều này thể hiện rõ ở phong cách NTC từ tiếng Anh sang tiếng Việt (chữ Bố già đươc̣ cách điệu khá phù hợp với chữ The God father) với các đặc tính riêng về dấu mũ phức tạp. Nếu chữ Bố già đươc̣ cả hai bìa tiếng Viêṭ lấy mâũ theo cảm hứng của tiêu đề gốc thì bìa tiếng Pháp laị lấy kiểu mâũ chữ tên tác giả (Mario Puzo) làm chủ đaọ. Bìa (43c) của Việt Nam có thiết kế NTC khá khéo léo, thống nhất không gây ra vênh lệch trong tạo hình thẩm mỹ cho dù sử duṇg hai ngôn ngữ Việt, Anh trên cùng một không gian. Xét kỹ về tổng thể thì bìa sách tiếng Pháp (H.43b) nổi trội nhất do khổ chữ hợp lý, cách đặt vùng chữ thích hợp. Việc làm ngắn độ dài cánh tay của hình minh họa khiến cho bố cuc̣ bìa này thêm chăṭ che ̃ trong khi bản gốc có vẻ chưa phù hơp̣ về kích thước nếu so với chữ. Thiết kế trong bản tiếng Pháp càng được tăng thêm thẩm mỹ khi màu trắng được sử dụng chung cho sợi dây và chữ. Hai bìa sách bằng tiếng Việt có vẻ đuối khi chọn cách dàn chữ to chiếm hết diện tích bề mặt. Đặc biệt bìa (43d) thể hiện sai 87 không đúng với mục đích muốn diễn đạt của bản gốc khi thay đổi vị trí tác động của bàn tay điểu khiển những sợi dây. Mâũ số 4: Tác phẩm Truyện ngắn Chekhov. Ở mâũ này, thiết kế năm 2011 của Nxb Hôị Nhà văn (PL3, H.44c, tr.201) sẽ đươc̣ choṇ lưạ để đối sánh với bìa nguyên tác tiếng Nga và bìa dic̣h tiếng Anh. Cả ba bìa đều có điểm chung là cùng lấy chân dung nhà văn làm minh họa chính. Với ý tưởng bố cục đối xứng theo trục dọc, chữ trên bìa sách tiếng Nga (PL3, H.44a, tr.199) và tiếng Anh (PL3, H.44b, tr.200) được đặt cân đối theo chiều của trục này. Kiểu chữ sử dụng trong hai thiết kế trên kết hợp giữa chữ có nét chân và không có nét chân cỡ vừa (bìa tiếng Nga) và không có nét chân nhưng có viền khối (bìa tiếng Anh). Riêng bìa tiếng Việt thì có cách xử lý hơi khác. Do cỡ ảnh được phóng lớn có tác dụng như nền, nên chữ Chekhov được thể hiện bằng kiểu chữ to, chắc chắn và được bố cục theo kiểu canh dòng đều bên trái. Về NTC cả ba bìa đều đạt yêu cầu trong sắp đăṭ cũng như cách xử lý kiểu dáng. Nhưng nếu phải choṇ lưạ, xét trên tổng thể thì bìa sách tiếng Nga nổi trội hơn. Với dáng chữ Truyện ngắn (рассказы) mảnh mai, nhe ̣nhàng màu trắng cùng hòa sắc đặc trưng vàng xám. Một tông màu quen thuôc̣ hay bắt gặp trong tranh của các họa sỹ nổi tiếng như Levitan, Repin, Surikov thiết kế đa ̃ truyền tải đươc̣ nôị dung tác phẩm đúng với tinh thần văn hóa nước Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thiết kế bìa tiếng Anh theo đánh giá của riêng NCS có nền đỏ kết hợp với chữ và ảnh màu đen, trắng không phù hợp với chất truyện của Chekhov. Thoạt nhìn dễ làm người xem liên tưởng đến sách có nội dung về chính trị. Qua phân tích một số bìa ấn phẩm ở trên có thể nhâṇ thấy: Thứ nhất: Tuy chiếm đa số nhưng không phải lúc nào bìa sách có nguồn gốc bản địa cũng là thiết kế tốt nhất. Điều này phụ thuộc vào sự cảm nhận văn hóa, thẩm mỹ của từng cá nhân họa sỹ và nó cũng chính là động lực cho họ khi thiết kế. 88 Thứ hai: Chất lượng bản in của Việt Nam so với nước ngoài không hề thua kém. Nó chứng tỏ công nghê ̣in ấn, phần mềm đồ hoạ giai đoạn 2005-2015 của ta không bi ̣tuṭ hâụ so với các nước tiên tiến trên thế giới. Thứ ba: Với ấn phẩm có nội dung cần thể hiện tính dân tộc thì bìa do họa sỹ Việt Nam thiết kế tốt hơn. Có lẽ do thói quen, môi trường thị giác cũng như tinh thần văn hóa phương Đông đã từ lâu ngấm trong tiềm thức họ nên nó cứ bộc lộ một cách tự nhiên và dung dị. Những ấn phẩm có nội dung hiện đại hoặc có nguồn gốc nước ngoài thì thiết kế chữ của ta tuy được xử lý nhiều, bài bản nhưng xét trên tổng thể thì còn ít ấn tượng do haṇ chế về màu sắc, bố cục và hình ảnh. Nguyên nhân có thể là do tính cách thận trọng, khép kín hướng nội thiếu bứt phá, phiêu lưu của người Việt ta chăng?! Thứ tư: Môi trường và điểu kiện tác nghiệp. Khi làm bìa, các họa sỹ nước ngoài luôn tỏ ra chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm, sử dụng các bản quyền hình ảnh phù hợp với thời điểm, không gian, trang phuc̣, bối cảnh của nội dung. Nếu không tìm được hình thích hợp, họ sẽ tự bố trí sắp đặt để chụp ảnh sao cho đúng yêu cầu thiết kế. Nhờ những hình ảnh này mà chất lượng bìa sách được nâng cao, liên kết với nội dung do đó tác động tích cực đến các yếu tố thẩm mỹ khác trong đó có NTC. Ở Viêṭ Nam do nhiều nguyên nhân như: Thù lao chưa thỏa đáng dâñ đến không có tiền chi trả cho bản quyền hình ảnh; Người thiết kế nhận nhiều việc cùng lúc nên ít đầu tư thời gian về mặt chuyên môn; Thị hiếu của công chúng chưa cao, chưa tạo đươc̣ áp lực về thẩm mỹ đối với các nhà thiết kế vì vâỵ dâñ đến chất lượng NTC trên bìa nói riêng và thiết kế minh hoạ sách nói chung của nước ta còn có khoảng cách so với nước ngoài. Tuy hạn chế trong một vài trường hợp cụ thể nhưng không chủ quan khi nhận định tay nghề và sự sáng tạo của các họa sỹ thiết kế Việt Nam ở thời điểm hiện tại gần như ngang bằng với các đồng nghiệp trong khu vực và thế giới. Nếu đươc̣ đầu tư xứng đáng chắc chắn khoảng cách chuyên môn nói trên se ̃đươc̣ rút ngắn, san bằng. 89 Tiểu kết Những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Xu thế mở cửa và hội nhập dẫn đến những thay đổi rõ rệt về cả lượng và chất cho ngành Xuất bản Việt Nam nói chung cũng như lĩnh vực thiết kế minh họa sách nói riêng. NTC trên các tác phẩm trong và ngoài hệ thống giải Sách đẹp, Bìa đẹp của Hội Xuất bản Việt Nam giai đoạn 2005-2015 được phát triển dựa trên cơ sở kế thừa các phong cách trước đây nhưng được làm mới bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế đã đưa NTC trên bìa sách giai đoạn này lên một tầm cao mới. Thoát ly hẳn với lối thiết kế thủ công theo phong cách đồ họa in khắc cũ. Biểu hiện rõ nét qua các đặc điểm thiết kế có thể nhận dạng như: Về cấu trúc, chữ được thiết kế với nét trang trí, mỏng, nhỏ nhưng rất rõ, tinh vi và chi tiết. Việc kết hợp nét đứt, nét ảo, nét liên tưởng cùng những quy luật thị giác của nghệ thuật tạo hình để bổ sung thêm thông điệp cho nội dung chữ được áp dụng thường xuyên. Có thể chồng những mảng chữ có độ đậm nhạt khác biệt lên nhau hay bẻ cong, uốn lượn theo nhiều hướng. Các mảng chữ được viền một cách dễ dàng, sắc nét và đa dạng. Đã xuất hiện hướng thiết kế gây cảm giác xa gần theo phối cảnh châu Âu cùng việc vận dụng nguyên lý không gian trong nghệ thuật tạo hình để làm chữ “nổi khối” trên mặt phẳng. Về nhịp điệu, việc đảo hướng, tạo chồng lấn, xen kẽ trong sắp xếp đường chữ cùng sự phá cách so với giai đoạn trước được thể hiện thông qua khai thác khoảng cách giữa các từ, chữ, hàng, dấu. Kết hợp vẽ, ghép nhiều chi tiết, hình ảnh, biểu tượng vào bộ phận chữ nhằm tăng độ hấp dẫn và tín hiệu của thông tin. Về màu sắc, chữ được xử lý thể hiện với các hiệu ứng tạo chất liệu khác nhau. Dùng nhiều màu trong một chữ, một từ hay chuyển đậm nhạt trên bề mặt. Về bố cục, đã có một số thử nghiệm mới dẫn dến những thay đổi khá táo 90 bạo các vị trí tên sách, Nxb, tác giả Những thay đổi của việc đặt NTC trên nhiều thể loại nền phong phú, đa dạng mang đến nhiều cảm nhận thẩm mỹ mới thú vị, bất ngờ cho độc giả. Ngoài ra NTC và các hình thức thiết kế bìa sách độc đáo của giai đoạn 2005-2015 đã cho thấy sư ̣ thống nhất, đồng bộ giữa thiết kế và marketing sản phẩm. Đa phần bìa sách giai đoạn này đều có tính sưu tầm và trưng bày cao, điều mà ở các giai đoaṇ trước thường không được chú ý đến nhiều. Tất cả những chỉ dấu nhận diện trên đã mở đầu cho một giai đoạn NTC trên bìa sách mới. Giai đoạn Khẳng định, hội nhập và phát triển phong cách NTC trong thiết kế bìa sách Việt Nam. 91 Chương 3 NHỮNG BÀN LUÂṆ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Bàn luâṇ về vai trò của Nghê ̣ thuâṭ chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 Bàn luận về vai trò NTC trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 chính là bàn về tính thuyết phục của giả thuyết nghiên cứu 1 được nêu trong luận án: NTC là một thành tố mỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong thiết kế bìa sách. Ngoài chức năng chuyển tải về mặt ngữ nghĩa nó còn được sử dụng như là một đối tượng độc lập của nghệ thuật. NTC trong bìa sách nói chung và các tác phẩm đoạt giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp của Hội Xuất bản Việt Nam nói riêng luôn đóng vai trò quan troṇg không thể thiếu trong thiết kế ấn phẩm. Bằng chứng là ở giai đoạn 2005-2015 dù ý tưởng có táo baọ, cách tân đến đâu thì NTC luôn luôn xuất hiêṇ trên bìa sách và được các họa sỹ thường xuyên quan tâm khai thác. Đặc điểm nhận diện về nét, đường, mảng, khối, bố cục, màu sắc của NTC trên bìa sách trong giai 2005-2015 được nêu và mô tả ở chương II là những minh chứng cụ thể cho nhận định này. Viêc̣ coi chữ như là môṭ đối tươṇg đôc̣ lâp̣ của nghê ̣thuâṭ chính là nguyên nhân dâñ đến sư ̣xuất hiêṇ nhiều kiểu dáng chữ mới trên bìa. Qua phỏng vấn khảo sát [PL4, tr.209-224], 100% các hoạ si ̃thiết kế đều đánh giá cao yếu tố taọ hình thẩm my ̃của NTC. Hầu hết đều xác nhâṇ có tác đôṇg vào cấu trúc, cách điêụ hình và màu sắc của chữ nhằm khai thác triêṭ để tính taọ hình của nó. Họa sỹ Thái Hữu Dương chia sẻ về công việc của mình khi làm việc với chữ: Thông thường thì lấy font phù hợp có sẵn, nhưng để đáp ứng sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, tùy cuốn mà chúng tôi phải sưu tầm (hoặc mua) thêm font chữ đẹp từ nước ngoài về chỉnh sửa, vẽ lại để cho thiết kế bìa đẹp, hiệu quả hơn [PL4, tr.217]. Còn họa sỹ Vũ Đình Tuấn nhận định: “Tùy vào từng cuốn sách mà thiết kế 92 chữ trên bìa” [PL4, tr.220]. Như vậy, nếu trong lĩnh vực sáng tác tranh chủ đề sẽ quyết định hình thức bố cục hay màu sắc thì với thiết kế bìa sách, kiểu dáng NTC sẽ phụ thuộc vào nội dung hoặc tên tác phẩm. Rõ ràng NTC là một thành tố mỹ thuật quan trọng như bao thành tố khác. Thay đổi kiểu dáng chữ hay cấu trúc, màu sắc, bố cục của nó sẽ dẫn đến thay đổi cảm nhận về nội dung và thẩm mỹ. Chính vì lý do trên nên NTC trên bìa sách giai đoạn 2005-2015 có hai xu hướng chính trong sáng taọ đó là: Sử duṇg các mẫu có sẵn rồi chỉnh sửa tác đôṇg thêm và thiết kế mới hoàn toàn. Cách làm thứ nhất thường đươc̣ áp duṇg ở các ấn phẩm có nội dung về triết học, lịch sử, nghiên cứu, giáo dục Họa sỹ thiết kế thường “Lấy font có sẵn, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp” [PL4, tr.222]. Khi chỉnh sửa đa phần họ tập trung vào “sắp xếp một bố cục chữ chủ yếu, chỉnh sửa thêm về tỷ lệ hoặc cấu trúc sao cho phù hợp với ý đồ, hình ảnh minh họa...” [PL4, tr.219]. Có thể thấy cách thiết kế này trên bìa các ấn phẩm Việt Nam bách gia thi, Nxb Văn hóa (2005), Giải Bạc Sách đẹp năm 2006 (PL3, H.45a, tr.201). Tên sách được lấy từ kiểu chữ Times New Roman sau đó làm dính liền khoảng cách giữa các chữ cái V, I, Ê trong từ VIỆT và A, M trong từ NAM. Cũng với kiểu trên, tít sách cuốn Nghệ An toàn chí, Nxb Khoa học xã hội (2013), giải Bìa đẹp năm 2014 (PL3, H.45b, tr.201) đã được họa sỹ làm dày thêm thân chữ cùng các bộ phận. Tiếp đến dịch chuyển vị trí, độ nghiêng của dấu mũ cho phù hợp với khoảng cách dòng đã được thu hẹp lại. Bìa sách Tranh dân gian Đông Hồ, Nxb Văn hóa Dân tộc (2014), (PL3, H.45c, tr.202) thì lại sử dụng kiểu chữ không có chân, nét đều có gốc từ kiểu Vni Helve sau đó làm mập thân chữ. Còn phần tiêu đề tiếng Anh thì kết hợp vừa giảm (Dongho,s Folk) vừa tăng độ dầy mình chữ (Paintings). Ngoài các dáng chữ hiện đại thì những bộ chữ tạo hình gơị lên nét cổ xưa hay theo kiểu thư pháp, lấy cảm hứng từ vêṭ bút lông cũng có sẵn khá nhiều 93 và được các họa sỹ sử dụng rất hiệu quả trong những ấn phẩm có nội dung phù hợp. Ví dụ như cuốn Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb Khoa học xã hội (giải Bạc Sách đẹp năm 2007) (PL3, H.46a, tr.202) hay Liêu trai chí dị, Nxb Phụ nữ (2013), Giải Vàng Sách đẹp 2014 (PL3, H.46b, tr. 203). Tương tư ̣như trên, các bô ̣chữ này cũng đươc̣ tác đôṇg vào hình dáng nhưng chủ yếu là thay đổi tỷ lê ̣ cao thấp, đô ̣mâp̣ nét mà thôi. Cách thứ hai thường được sử dụng ở các tác phẩm đòi hỏi có những đặc thù riêng như nhận định của họa sỹ Mai Quế Vũ: Sách thì có nhiều loại, dành cho những đối tượng người đọc khác nhau như người lớn, trẻ em, sách chính luận, sách giải trí, tiểu thuyết, thơ và mỗi font sẽ có tạo hình phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi thể loại, vì vậy việc chọn đúng font là yêu cầu quan trọng [PL4, tr. 219]. Như vậy nội dung đa dạng và phong phú của đề tài dẫn đến nhu cầu cần những kiểu chữ thật đặc trưng để truyền tải thông điệp. Khi các kiểu chữ có sẵn không đáp ứng được về hình thức thì các hoạ si ̃đã chủ động sáng taọ ra nhiều kiểu chữ đep̣ và độc đáo nhằm phục vụ nội dung tác phẩm. Ví dụ như kiểu chữ giống nét dao khắc gỗ của tên sách Tranh dân gian Đông Hồ, Nxb Mỹ thuật, giải Bạc Sách đẹp năm 2011. Với minh họa lấy một phần tranh Đánh ghen cùng nền bìa được giữ nguyên nét song song của giấy dó, kiểu chữ tạo nên sự biểu hiện nhất quán trong tạo hình, rất phù hợp giữa nội dung và hình thức (PL3, H.47a, tr.203). Nếu so sánh với một thiết kế khác cùng tên do Nxb Văn hóa Dân tộc ấn hành (PL3, H.45c, tr.202) thì mới thấy vai trò quan trọng của kiểu chữ khi nằm trong bố cục bìa. Ở thiết kế này tranh Đông Hồ cũng được sử dụng để minh họa (Đám cưới chuột) nhưng kiểu chữ tít sách quá hiện đại vì thế không lột tả được hết bản chất của nội dung ấn phẩm. Trên bìa cuốn Mật mã Tây Tạng (PL3, H.47b, tr.204), tiểu thuyết phiêu lưu 94 giả tưởng rất nổi tiếng của một tác giả Trung Quốc. Để phù hợp nội dung, tên sách đã được thiết kế gần với hình ảnh ký tự của hệ thống chữ viết này. Ngoài ra tiêu đề của cuốn Bước qua lời nguyền (PL3, H.47c, tr.204), có kiểu chữ cũng đã đươc̣ thiết kế mới khá đẹp và lạ nhằm chuyển tải ý tưởng bên trong câu truyện. Giai đoạn 2005-2015 kiểu chữ phỏng theo nét viết tay cũng đươc̣ sử duṇg khá nhiều trên bìa ấn phẩm. Thông qua công cụ mới là bút điện tử, hoạ si ̃có thể trưc̣ tiếp viết trên màn hình cảm ứng như dùng với bút viết thông thường. Nhờ thuật toán phần mềm nên các nét chữ rất rõ, linh đôṇg và sắc xảo, phần nào truyền tải đươc̣ cảm xúc của nét thủ công. Trong phỏng vấn thực hiện với họa sỹ Mai Quế Vũ, anh cũng có nhắc đến sự sáng tạo của hướng thiết kế này: “Gần đây có nhiều thiết kế bìa sách có ý tưởng khá lạ mắt, phong cách thể hiện đa dạng nhưng nổi lên là những bìa có minh họa thật đặc sắc, kèm theo những kiểu chữ tự viết tay ngẫu nhiên (không có bộ font)” [PL4, tr.219]. Có thể thấy sự biểu đạt thẩm mỹ khá thành công qua những nét tròn mập như viết từ bút dạ trên bìa sách Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ (2011) giải Bạc Sách đẹp 2012 (PL3, H.48a, tr.205) hay nét mỏng, manh mai của bút kim qua tít truyện Mãi yêu con của Nxb Hội Nhà văn (2015) (PL3, H.48b, tr.205). Tóm lại cả giai đoạn trước và sau năm 2005, NTC luôn được coi là một thành tố mỹ thuật quan trọng. Nó khá đặc biệt vì mang trên mình hai chức năng ngữ nghĩa và thẩm mỹ. Các họa sỹ luôn lấy NTC làm đối tượng độc lập để khai thác nhằm tạo nên sự khác biệt trên bìa. Có khác chăng là cách biểu đạt do phụ thuộc kỹ thuật công nghệ của từng thời kỳ mà họ tập trung phát triển theo một hướng chủ đạo nào đó. Ví như trước đây, chính nguyên nhân các bộ chữ được đúc hoặc có sẵn rất hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng đã tạo môi trường cho hướng thiết kế kiểu chữ thủ công phát triển đa dạng và phong phú. Phần lớn sáng tạo của NTC thời kỳ này tập trung vào kiểu chữ, các nét, nhịp điệu và dấu mũ. Vì được sáng tác thủ công nên dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ in đậm rõ nét trên kiểu chữ và bìa ấn phẩm. Nhiều khi nhìn phong cách thiết kế 95 người ta có thể nhận ra tác giả. Ngược lại, hiện nay các kiểu dáng chữ có sẵn rất nhiều. Đa phần các họa sỹ đều dựa vào một mẫu có sẵn, sau đó phát triển lên. Với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm đồ họa dấu ấn của thủ pháp cá nhân bị nhòe mờ, hòa lẫn vào dòng chảy của kỹ thuật công nghệ. Vì vậy để cảm nhận phong cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thua_t_chu_trong_tk_bi_a_sa_ch_4082_2003300.pdf
Tài liệu liên quan